Van điều khiển khí nén là gì? Cấu tạo của van điều khiển khí nén

Van điều khiển khí nén là gì?

Van điều khiển khí nén (Pneumatic control valve) là loại van sử dụng bộ truyền động bằng khí nén để chuyển đổi năng lượng khí nén thành chuyển động cơ học, giúp thực hiện việc đóng/mở và điều khiển van. Van khí nén có hai dạng điều khiển chính là tác động đơn và tác động kép, phù hợp với nhu cầu điều chỉnh góc đóng mở của van.

Cấu tạo của van điều khiển khí nén

Van cơ học:
Phần van cơ học được lắp trực tiếp vào các đường ống dẫn như van bướm, van bi, van cầu,…, thực hiện chức năng mở đóng lưu chất. Cấu tạo chính của van cơ học bao gồm:

  • Thân van: Chế tạo từ đồng, inox, nhựa, gang,… tùy vào yêu cầu kỹ thuật và môi trường sử dụng.
  • Đĩa van – Bi van: Tiếp xúc trực tiếp với lưu chất, thực hiện đóng/mở dòng chảy.
  • Trục van: Kết nối với bộ khí nén và đĩa van để chuyển động lực xuống điều khiển đóng/mở.
  • Gioăng làm kín: Làm từ PTFE, cao su EFDM hoặc NBR, đảm bảo độ kín và chống rò rỉ.

Bộ điều khiển khí nén:
Bộ điều khiển khí nén nhận khí nén áp suất để tác động vào trục van, thực hiện đóng/mở van. Cấu tạo của bộ điều khiển gồm:

  • Thân bộ điều khiển
  • Piston
  • Hệ thống bánh răng
  • Lò xo 2 đầu

Nguyên lý hoạt động của van điều khiển bằng khí nén Van điều khiển khí nén hoạt động dựa vào áp suất khí nén đẩy piston, thông qua hệ thống bánh răng cung cấp lực momen xoắn để xoay trục van, giúp bi van xoay 90 độ, tương ứng với việc đóng hoặc mở van.

Các loại van điều khiển bằng khí nén

  • Van bướm điều khiển khí nén: Van có thiết kế dạng cánh bướm, hoạt động tự động, phù hợp cho các hệ thống công nghiệp.
  • Van bi điều khiển khí nén: Van có bi với lỗ khoan, độ bền cơ học cao, chịu áp lực và nhiệt độ tốt, phù hợp với các công trình công nghiệp.
  • Van cầu điều khiển khí nén: Van có thân hình chữ ngã, điều tiết dòng chảy, thường dùng trong các hệ thống áp lực cao như hơi, khí nóng.
  • Van cổng dao điều khiển khí nén: Là biến thể của van cổng, thiết kế nhỏ gọn, phù hợp cho hệ thống xử lý nước thải và sản xuất xi măng.

Ưu nhược điểm của van điều khiển khí nén

Ưu điểm:

  • Hoạt động tự động, không cần thao tác thủ công.
  • Phù hợp với môi trường độc hại hoặc yêu cầu đóng/mở ở vị trí cao, khó tiếp cận.
  • Giá cả phù hợp và an toàn do sử dụng khí nén.
  • Đóng/mở nhanh, chu trình chỉ mất 1-2 giây.

Nhược điểm:

  • Hệ thống cung cấp khí nén có thể bất tiện.
  • Yêu cầu độ chính xác cao trong lắp đặt bộ Positioner.
  • Khả năng làm việc có thể bị ảnh hưởng bởi thay đổi nhiệt độ.

tham khảo các sản phẩm tại Van Công Nghiệp Yến Thanh

Xem thêm : Van điều khiển điện cấu tạo như thế nào? Cách lắp đặt van điều khiển điện