So sánh đàn Organ và đàn Piano

Đàn Organ và đàn Piano đều là những nhạc cụ phím đang được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Chính vì ngoại hình có phần khá giống nhau nên một số người vẫn còn nhầm lẫn giữa 2 loại nhạc cụ này. Tuy nhiên nếu quan sát và hiểu kỹ, đàn Piano và đàn organ vẫn có rất nhiều đặc điểm về ngoại hình và các chức năng sử dụng khác nhau mà bạn cần biết.

Sự khác nhau giữa đàn organ và đàn Piano

Về ngoại hình

Về ngoại hình của đàn Organ và đàn Piano rất dễ dàng để phân biệt, đàn Piano có kích thước lớn, thân ngoài được làm từ gỗ, còn đàn Organ có hình dáng nhỏ hơn, thân ngoài làm bằng nhựa cứng.

Số lượng phím đàn

Đàn Piano khác đàn Organ còn ở số lượng phím đàn. Đàn Piano chuẩn có 88 phím, bên cạnh đó vẫn còn một số cây Piano đặc biệt với 92 phím hoặc lên đến 97 phím. Còn đàn Organ lại thường ít phím và đa dạng hơn, từ 25 đến 88 phím dành cho nhiều đối tượng. Đàn organ 25 phím là dành cho các bé nhỏ, ngoài ra thì còn có các đàn khác gồm có 49, 61 hoặc 76 phím.

Về bàn phím

Đàn Piano và đàn Organ có một đặc điểm chung đó là đều sử dụng bàn phím như một phương tiện để tạo ra âm thanh, âm sắc. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa đàn Piano và Organ lại nằm ở cơ chế hoạt động của phím đàn: Bàn phím đàn Piano tạo âm thanh chủ yếu thông qua bộ gõ còn đàn Organ lại tạo ra âm thanh bằng “woodwin”.

Nói cách khác, đàn Piano tạo ra âm thanh bằng lực cơ học trong khi đàn organ sử dụng điện hoặc pin để tạo âm thanh. Đây vừa là ưu điểm của đàn Organ vì nó tạo ra sự linh hoạt, dễ sử dụng nhưng đôi khi cũng trở thành một khuyết điểm nhỏ có với đàn Piano vì nó sẽ không sử dụng được khi không có điện hoặc hết pin.

Nguyên tắc tạo ra âm thanh

Đàn Piano cổ điển tạo ra âm thanh bằng cách tác động lực vào bàn phím để lực truyền đến gõ vào các sợi dây kim loại bằng những chiếc búa bọc nỉ bật lên ngay lập tức cho dây đàn tiếp tục ngân vang ở tần số cộng hưởng của nó. Những rung động này được truyền qua các cầu đến bảng cộng hưởng và bộ phận khuếch đại chúng.

Trong khi đó, đàn Organ thì lại không hề có lực tác động thay vào đó nó hoạt động dựa trên băng thu. Người ta thu âm thanh của các nhạc cụ khác rồi cài vào trong đàn theo hệ thống phím. Với nguyên lý trên về mặt lý thuyết đàn organ có thể mô phỏng âm thanh của bất kì loại nhạc cụ nào trên thế giới. Với bàn phím cũng được điều chỉnh tần số cụ thể, và các ghi chú cá nhân có thể được lưu trữ trong một khoảng thời gian nhất định mà không cần đến “Restrike bàn phím”. Đây là sự khác nhau giữa đàn piano và organ về bộ gõ mà bạn cần lưu ý kỹ.

Đàn Piano: cách tạo ra âm thanh là dùng lực tác động vào bàn phím sau đó tác động lên búa và các chuỗi kim loại, mỗi chuỗi khác nhau sẽ được gắn với 1 tần số âm thanh khác nhau nên sẽ được  các hợp âm và âm thanh khác nhau. Mỗi chuỗi âm thanh sẽ tạo ra một âm thanh trong 1 khoảng thời gian ngắn người nghệ sĩ cần giữ phím lâu để âm ngân vang dài hơn. Và có thể duy trì âm thanh trong một khoảng thời gian ngắn.

Đàn organ: thì cơ chế tạo ra âm thanh hoàn toàn khác vì không hề có lực cơ học tác động vào mà phải sử dụng điện. Các phím cũng được điều chỉnh tần số cụ thể, nhưng các ghi chú cá nhân có thể được lưu giữ trong một thời gian và không gian nhất định mà không cần phải restrike bàn phím. Có thể duy trì âm đó trong một thời gian dài nhất.

Sự phong phú về âm thanh

Đàn piano chỉ có duy nhất âm thanh piano được phát ra nhờ độ rung của dây đàn, ưu điểm là tiếng piano này rất du dương, thanh tao, rất thật và chuẩn. Vì là dụng cụ điện tử nên tiếng piano phát ra từ những cây đàn organ không thể hay và chân thực bằng đàn piano cơ. Tuy nhiên đàn organ khác piano ở chỗ nó có khả năng tái tạo âm thanh của các loại nhạc cụ khác rất tốt. Một cây đàn organ thông thường có thể mô phỏng được khoảng dưới 600 loại nhạc cụ khác nhau trên thế giới. Chính vì ưu điểm này, đàn organ rất phù hợp cho các nghệ sỹ hòa âm phối khí và đôi khi có thể thay thế cho cả 1 band nhạc.

Ngoài âm thanh piano truyền thống, ở một số phím trên đàn piano bạn có thể thay đổi để tạo ra một âm thanh “tinny honky- tonk” hoặc kích thước tổng thể thiết bị tạo ra một tông màu phong phú hơn.

Sử dụng đàn Organ bạn có thể thay đổi thông qua ống dẫn hoặc các thiết bị điện tử hỗ trợ âm thanh như “Woodwind” và tạo ra nhiều cấp độ khác nhau trên từng bàn phím.

Nên mua đàn Piano hay đàn Organ

Chúng tôi sẽ không đưa ra lời khuyên cho bạn nên chọn mua loại nào trong hai loại nhạc cụ này. Bởi đó sẽ là ý kiến chủ quan và khó chính xác. Chọn đàn Piano hay Organ tùy thuộc vào bản thân bạn thực sự thích loại nhạc cụ nào hơn bởi cả Piano hay Organ đều có những ưu điểm và song song với những nhược điểm nhất định. Đàn Piano thường đi với cổ điển, những tác phẩm thuộc loại khó, đòi hỏi kỹ thuật ngón, xử lý tác phẩm, cảm thụ âm nhạc tốt. Chính vì vậy mà thời gian học đàn sẽ kéo dài hơn và bắt buộc bạn phải học thực sự bằng tất cả nhiệt huyết của mình. Organ thì phổ cập hơn, giá rẻ hơn và cũng dễ dàng sử dụng hơn rất nhiều.

Trên đây là những chia sẻ về sự khác nhau giữa đàn Piano và đàn Organ cũng như một số lời khuyên để giải đáp những thắc mắc mà nhiều người dùng vẫn còn chưa tìm được câu trả lời thích đáng. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những kiến thức và kinh nghiệm bổ ích về đàn Piano và Organ cũng như sẽ mua được loại nhạc cụ phù hợp với yêu cầu.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ÂM THANH NHẠC CỤ MINH PHỤNG

Địa chỉ: 347 Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3, Thành Phố HCM

Điện thoại: 0969.768.606

Email: marketingminhphung@gmail.com

Website: nhaccuminhphung.com

>>> Xem thêm: Đàn Piano điện